Măng là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, măng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của một số nhóm người nhất định. Bài viết này sẽ chỉ ra 6 nhóm người tuyệt đối không nên ăn măng
1. Thành phần dinh dưỡng của măng
Măng tre là phần ăn được của cây tre, thường được luộc, ngâm, nấu hoặc ngâm chua và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Các chồi non thường được gọt vỏ trước khi tiêu thụ, vì vỏ bên ngoài có kết cấu gỗ, dày và có thể khó nhai.
Măng là loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều chất xơ. Một bát (155g) măng nấu chín chứa 64 calo, 2,5g, 4,5g, 5g carb, 2g chất xơ.
Trong măng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E, vitamin B6, thiamin, riboflavin, canxi, magiê, kali, phốt pho, đồng, kẽm, mangan và các khoáng chất quan trọng khác. Đặc biệt, măng chứa nhiều đồng, một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da, chức năng não…
2. Ai không nên ăn măng?
Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, măng chế biến thành nhiều món ngon và được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người không nên ăn loại thực phẩm này:
Trẻ nhỏ, người cao tuổi không nên ăn măng, nếu ăn nhiều măng sẽ rất khó tiêu hoá, thậm chí có thể gây tắc ruột nếu ăn nhiều và ăn kết hợp với các thực phẩm khó tiêu khác.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh mạn tính như bệnh thận, đau dạ dày và gút… cũng không nên ăn măng vì những thành phần trong măng gây bất lợi cho tình trạng bệnh.
Người khoẻ cũng không nên ăn măng thường xuyên và không nên ăn vào lúc đói hoặc ăn quá nhiều.
3. Một số lưu ý khi ăn măng
Cách chế biến cũng có thể giúp làm giảm độc tố trong măng và giúp hấp thu tốt nhất những giá trị dinh dưỡng từ loại thực phẩm này. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến măng được đăng trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec:
– Nên luộc măng thật kỹ và rửa lại nhiều lần với nước để giảm lượng độc tố cyanide, từ đó tránh nguy cơ hình thành axit cyanhydric, và cuối cùng là tránh gây hại cho dạ dày.
– Không nên ăn măng tươi quá nhiều và thường xuyên: Măng chứa nhiều chất xơ và nếu bạn ăn nó quá nhiều và liên tục có thể làm tăng nguy cơ chất xơ làm bít tắc ruột.
– Không nên ăn măng ngâm giấm, hoặc ăn măng xổi: Măng ngâm giấm có thể kích thích vị giác, khiến bữa cơm của bạn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cách chế biến này có thể tạo ra độc tố cyanide, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nếu ngâm giấm nhưng măng chưa vàng hoặc chưa chua thì tính độc hại sẽ càng nghiêm trọng hơn.